MỘT SỐ GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐÀN PIANO _ GV ĐỖ HUY KHÁNH
Thân gửi các quý phụ huynh và các em học sinh và các thầy cô giáo, dưới đây là một số gợi ý, hướng dẫn tự học đàn piano, mọi người cùng nhau tham khảo. Rất mong có thể giúp cho các bạn học viên học tập piano dễ dàng hơn trong giai đoạn đầu tiên. Thông thường việc bắt đầu học đàn Piano các em học sinh nên lựa chọn học theo một giáo trình. Bởi vì một giáo trình Piano sẽ sắp xếp chương trình học từ dễ đến khó, bao gồm cả các phần lý thuyết, hỗ trợ bài học, demo, nhạc beat để hỗ trợ chương trình học.
Ví dụ các giáo trình sau:
1. Piano John Thompson.
2. Piano Suzuki.
3. Piano Alfred
4. Piano Adventure.
5. Piano LCM
6. Piano Trinity
7. Piano ABRSM…
Các kỹ năng cơ bản cho người học Piano bao gồm:
1. Kỹ năng thị tấu (khả năng nhìn các bản nhạc mới và tự chơi được).
2. Kỹ năng thính tấu (khả năng nghe một bài đàn, bài hát rồi chuyển soạn và chơi lại trên đàn Piano)
3. Kỹ năng ngẫu hứng, phát triển bản nhạc.
4. Kỹ năng sáng tác, sáng tạo một bài nhạc mới. …
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ năng thị tấu để học đàn Piano. Để có được kỹ năng thị tấu khi học đàn piano, chúng ta cần phải hiểu cao độ (tên note Đồ, Rê, Mi, Fa, Son…), hiểu trường độ, độ ngân dài ngắn, tiết tấu của các note nhạc, cường độ (độ mạnh, độ nhẹ của các note nhạc). Và các kỹ hiệu thuật ngữ âm nhạc khác…
KĨ THUẬT PIANO CƠ BẢN: LEGATO, NON LEGATO, STACCATO…..
Khi chơi bất kỳ một bản piano nào, chúng ta đều sử dụng 3 kỹ thuật cơ bản sau:
– Chơi Legato: chơi liền tiếng đàn, thông thường các note nhạc trong một câu (trong 1 ý nhạc, trong 1 dấu luyến) chúng ta sẽ chơi bằng kỹ thuật legato. Đặc điểm kỹ thuật này chơi như sau: cánh tay và cổ tay ít chuyển động, chủ yếu là chuyển động bằng đầu ngón tay. Ngón tay tròn, nhấc cao mỗi ngón tay trước khi bổ xuống. Note số 2 đánh xuống, ngón 1 mới được nhấc lên. Chú ý không bị dính các note lại với nhau.
– Chơi Non Legato: chơi ngắt tiếng đàn, ngắt rời từng note nhạc. Chơi non legato ở các điểm sau: note cuối câu, cuối ý, cuối dấu luyến, giữa hai note giống nhau, chúng ta thả lỏng và nhấc cổ tay, vắt âm thanh giữa các note, giữa các câu, giữa các phần của bản nhạc. Cách chơi kỹ thuật Non legato là ngón tay tròn như móc vào phím đàn, chuyển động chủ yếu là ở cổ tay, khuỷu tay, cánh tay. Các em đặc biệt chú ý, khi nhấc cổ tay thì cổ tay thả lỏng hoàn toàn, bàn tay rủ xuống như cành liễu, người ở trạng thái thả lỏng, thư giãn hoàn toàn.
– Staccato: Chơi nẩy, sắc gọn tiếng đàn. Âm thanh phát ra của nốt nhạc chỉ là tick tick sắc gọn. Trong bản nhạc ký hiệu bằng dấu chấm dưới hoặc trên mỗi note nhạc. Cách chơi kỹ thuật Staccato: Ngón tay tròn và đặt chạm vào bàn phím, cổ tay và cánh tay thả lỏng trong 1 tích tắc rất nhanh và bật mạnh ngón tay móc và phím đàn. Cổ tay bật mạnh tạo ra âm thanh của các note chỉ là điểm tích rất sắc gọn.
Thân gửi các quý phụ huynh và các em học sinh và các thầy cô giáo, dưới đây là một số gợi ý, hướng dẫn tự học đàn piano, mọi người cùng nhau tham khảo. Rất mong có thể giúp cho các bạn học viên học tập piano dễ dàng hơn trong giai đoạn đầu tiên. Thông thường việc bắt đầu học đàn Piano các em học sinh nên lựa chọn học theo một giáo trình. Bởi vì một giáo trình Piano sẽ sắp xếp chương trình học từ dễ đến khó, bao gồm cả các phần lý thuyết, hỗ trợ bài học, demo, nhạc beat để hỗ trợ chương trình học.
Ví dụ các giáo trình sau:
1. Piano John Thompson.
2. Piano Suzuki.
3. Piano Alfred
4. Piano Adventure.
5. Piano LCM
6. Piano Trinity
7. Piano ABRSM…
Các kỹ năng cơ bản cho người học Piano bao gồm:
1. Kỹ năng thị tấu (khả năng nhìn các bản nhạc mới và tự chơi được).
2. Kỹ năng thính tấu (khả năng nghe một bài đàn, bài hát rồi chuyển soạn và chơi lại trên đàn Piano)
3. Kỹ năng ngẫu hứng, phát triển bản nhạc.
4. Kỹ năng sáng tác, sáng tạo một bài nhạc mới. …
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ năng thị tấu để học đàn Piano. Để có được kỹ năng thị tấu khi học đàn piano, chúng ta cần phải hiểu cao độ (tên note Đồ, Rê, Mi, Fa, Son…), hiểu trường độ, độ ngân dài ngắn, tiết tấu của các note nhạc, cường độ (độ mạnh, độ nhẹ của các note nhạc). Và các kỹ hiệu thuật ngữ âm nhạc khác…
KĨ THUẬT PIANO CƠ BẢN: LEGATO, NON LEGATO, STACCATO…..
Khi chơi bất kỳ một bản piano nào, chúng ta đều sử dụng 3 kỹ thuật cơ bản sau:
– Chơi Legato: chơi liền tiếng đàn, thông thường các note nhạc trong một câu (trong 1 ý nhạc, trong 1 dấu luyến) chúng ta sẽ chơi bằng kỹ thuật legato. Đặc điểm kỹ thuật này chơi như sau: cánh tay và cổ tay ít chuyển động, chủ yếu là chuyển động bằng đầu ngón tay. Ngón tay tròn, nhấc cao mỗi ngón tay trước khi bổ xuống. Note số 2 đánh xuống, ngón 1 mới được nhấc lên. Chú ý không bị dính các note lại với nhau.
– Chơi Non Legato: chơi ngắt tiếng đàn, ngắt rời từng note nhạc. Chơi non legato ở các điểm sau: note cuối câu, cuối ý, cuối dấu luyến, giữa hai note giống nhau, chúng ta thả lỏng và nhấc cổ tay, vắt âm thanh giữa các note, giữa các câu, giữa các phần của bản nhạc. Cách chơi kỹ thuật Non legato là ngón tay tròn như móc vào phím đàn, chuyển động chủ yếu là ở cổ tay, khuỷu tay, cánh tay. Các em đặc biệt chú ý, khi nhấc cổ tay thì cổ tay thả lỏng hoàn toàn, bàn tay rủ xuống như cành liễu, người ở trạng thái thả lỏng, thư giãn hoàn toàn.
– Staccato: Chơi nẩy, sắc gọn tiếng đàn. Âm thanh phát ra của nốt nhạc chỉ là tick tick sắc gọn. Trong bản nhạc ký hiệu bằng dấu chấm dưới hoặc trên mỗi note nhạc. Cách chơi kỹ thuật Staccato: Ngón tay tròn và đặt chạm vào bàn phím, cổ tay và cánh tay thả lỏng trong 1 tích tắc rất nhanh và bật mạnh ngón tay móc và phím đàn. Cổ tay bật mạnh tạo ra âm thanh của các note chỉ là điểm tích rất sắc gọn.