LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC
Âm nhạc tác động ra sao và ảnh hưởng như thế nào tới não bộ của trẻ? sự phát triển của bé sẽ có những mặt tích cực nào khi sớm được tiếp xúc với âm nhạc? Ngay từ khi chưa được sinh ra, trẻ đã có thể nhận biết được nhịp tim cũng như nghe và cảm nhận được những bài hát ru của người mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ bé sẽ giúp tăng trí nhớ, có khả năng tư duy tốt hơn và nhiều lợi ích nữa về kỹ năng sống. Không chỉ vậy, tác động trực tiếp của âm nhạc tới não bộ ở trẻ …
Ngay từ khi chưa được sinh ra, trẻ đã có thể nhận biết được nhịp tim cũng như nghe và cảm nhận được những bài hát ru của người mẹ. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ bé sẽ giúp tăng trí nhớ, có khả năng tư duy tốt hơn và nhiều lợi ích nữa về kỹ năng sống. Không chỉ vậy, tác động trực tiếp của âm nhạc tới não bộ ở trẻ cũng là một trong những yếu tố mà bậc cha mẹ cần nên biết khi quyết định cho con em mình theo học nghệ thuật. Dưới đây là 12 lợi ích của việc học nhạc tổng hợp dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Carolyn Phillips.
1. Vì não trẻ vẫn tiếp tục phát triển trong nhiều năm sau khi sinh nên việc học nhạc từ nhỏ sẽ giúp cải thiện các vùng não liên quan đến ngôn ngữ và lập luận. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp phát triển phần não trái vốn là phần giúp xử lý ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp của trẻ. Bên cạnh đó, lồng những thông tin mới vào những bài hát quen thuộc cũng là một cách giúp trẻ tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2. Theo nghiên cứu, có một mối quan hệ rất mật thiết giữa âm nhạc và khả năng nhận thức không gian ở trẻ. Khả năng này giúp trẻ kết hợp được những yếu tố tách biệt nhau đồng thời biết cách nhận thức, tư duy vấn đề. Nhờ đó, trẻ học được cách giải những bài toán phức tạp hay tự sắp xếp vật dụng cá nhân của mình.
3. Học nghệ thuật giúp trẻ tư duy sáng tạo và có khả năng xử lý tình huống bằng việc tưởng tượng nhiều phương án khác nhau, đồng thời bỏ qua những quy tắc và giả thuyết lỗi thời. Bởi vốn dĩ khi học nghệ thuật, những câu hỏi luôn có những cách lập luận khác nhau chứ không theo một khuôn mẫu nhất định nào.
4. Nghiên cứu gần đây cho thấy, đa số học sinh theo học nghệ thuật đạt được kết quả tốt hơn trong những kì thi đánh giá trình độ chung như SAT. Bên cạnh đó, kết quả học ở trường trung học của họ cũng tốt hơn.
5. Học nghệ thuật giúp trẻ có cái nhìn khái quát về các nền văn hóa khác nhau, qua đó hình thành sự cảm thông và lòng trắc ân. Điều này giúp giảm đi tính đố kỵ cũng như cái “tôi” ích kỷ ở trẻ, tạo nên cầu nối và xóa đi những khác biệt về văn hóa. Đó là cách để trẻ học được cách tôn trọng lẫn nhau ngay từ những năm đầu đời.
6. Thông qua việc học nhạc, trẻ học được tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc. Không chỉ vậy, trẻ còn biết cách để phối hợp những chi tiết thành một tổng thể hài hòa. Do đó, khi phải làm những công việc riêng của mình, chúng sẽ trở nên sáng tạo và có thể hoàn thành một cách hiệu quả nhất.
7. Vốn dĩ bản chất của âm nhạc rất đơn giản, bạn chơi sai tức là sai; nhạc cụ đó, một là đã được lên dây, hai là hoàn toàn chưa, bạn chơi khúc nhạc đó hoặc rất hay, hoặc là không. Màn trình diễn có thành công hay không phụ thuộc vào việc bạn bỏ bao nhiêu công sức vào sự tập luyện của mình. Do đó, thông qua học nhạc, trẻ sẽ học được giá trị to lớn của sự nỗ lực để đạt được thành công.
8. Thử tưởng tượng đến việc bạn tham gia vào một buổi hòa nhạc, để cả dàn nhạc có buổi biểu diễn thành công thì trước nhất, tất cả các thành viên phải tuân thủ lịch tập dượt , tổng duyệt chung của nhóm và phải học cách để kết hợp với nhau một cách hài hòa nhất. Qua đó có thể thấy, học nhạc sẽ giúp trẻ nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm và tính kỉ luật.
9. Âm nhạc giúp trẻ học được cách tự thể hiện cũng như hiểu và kết nối với chính bản thân mình. Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển thì thử thách được đặt ra là làm cách nào để làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Ấy vậy mà lời giải đáp đôi khi lại rất đơn giản, đó là hiểu được bản thân mình là ai và mình muốn gì.
10. Việc học nhạc giúp phát huy những kĩ năng cần thiết cho môi trường làm việc sau này của trẻ. Vốn chú trọng vào phần thực hành, giảng viên sẽ dạy trẻ cách để biểu diễn, không chỉ ở một môi trường nhất định mà là ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nghiên cứu gần đây cho thấy, các nhà đầu tư thường tìm kiếm những người có khả năng giải quyết sự việc một cách sáng tạo, linh động theo nhiều hướng để làm việc cho mình, vốn được xem là thế mạnh của người theo học nhạc. Không dừng ở đó, học nhạc từ nhỏ còn giúp trẻ trau dồi khả năng giao tiếp và phối hợp tốt hơn.
11. Thông qua việc biểu diễn, trẻ học được cách vượt qua nỗi sợ và biết chấp nhận rủi ro. Điều này giúp trẻ có được nhiều trải nghiệm ngay từ bé, ít mắc sai lầm về sau và trẻ phát triển được cá tính riêng của bản thân. Bên cạnh đó, âm nhạc còn giúp củng cố hệ thần kinh và có thể ngăn chặn nguy cơ lạm dụng ma túy và chất kích thích ở thiếu niên, từ đó giảm thiểu tình trạng phải đến trại cai nghiện ở tuổi teen.
12. Giáo dục nghệ thuật giúp trẻ hình thành cá tính riêng của bản thân.